OECM: Cơ hội mới cho bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
OECM được hứa hẹn đem lại cơ hội để công nhận và đóng góp cho việc bảo tồn tính đa dạng sinh học bên ngoài các khu bảo vệ.
OECM: Cơ hội mới cho bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam
Toàn cảnh hội thảo bàn về cơ hội mới huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam. Ảnh: IUCN.

Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) vừa phối hợp cùng viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo về "Cơ hội mới huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam".

Hội thảo nhằm giới thiệu về các biện pháp bảo tồn khu vực hiệu quả khác với các bên liên quan (viết tắt là OECM) và thảo luận hỗ trợ OECMs, như một cơ hội mới thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp và ghi nhận những nỗ lực của họ trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế, năm 2014, Thủ tướng đã ra Quyết định 1976 đặt mục tiêu đến năm 2020 mở rộng tổng diện tích rừng đặc dụng lên 2,4 triệu ha (khoảng 7% diện tích tự nhiên của cả nước) và đến nay mục tiêu này cũng gần như đã đạt được.

Tuy nhiên, hầu như không có triển vọng nào cho thấy Việt Nam có thể đạt được mục tiêu 17% diện tích đất liền được bảo vệ vào năm 2020 như Mục tiêu Aichi 11 đã xác định.

Trên thế giới, các OECM là một cơ hội để công nhận và đóng góp cho việc bảo tồn tính đa dạng sinh học bên ngoài các khu bảo vệ. OECM có thể bao gồm nhiều loại hình quản trị khác nhau và có thể được quản lý bởi người bản địa,

Thời gian tới, Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi sẽ được trình để Quốc hội thông qua vào năm 2020, và Luật Đa dạng Sinh học cũng đang có kế hoạch sửa đổi, và đây là các cơ hội để định dạng OECM trong luật.

Nếu như được công nhận chính thức trong Luật, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, các nhóm nông dân, các ban quản lý rừng, chính quyền các tỉnh và các cá nhân/tổ chức đang quản lý các quỹ đất rộng lớn với các giá trị đa dạng sinh học sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau để xác định các OECM tiềm năng này.

Theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế, việc tiếp cận này sẽ không chỉ giúp Việt Nam đáp ứng các cam kết bảo tồn với cộng đồng quốc tế mà còn cho phép bảo vệ thêm những sinh cảnh có tính đa dạng sinh học cao nhất nhưng lại đang bị đe dọa như các vùng núi đá vôi bị cô lập, các vùng đồng cỏ ngập nước theo mùa, các bãi bùn ven biển vốn đang có ít đại diện trong hệ thống khu bảo vệ chính thức hiện thời.

Bên cạnh đó, các OECM cũng đem lại cơ hội công nhận sự đóng góp cho bảo tồn đa dạng sinh học của doanh nghiệp, cộng đồng thông qua việc nâng cao hiệu quả quản lý chính vùng đất mà họ đang được trao quyền sử dụng. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật