Câu hỏi về hòa đàm Nga-Ukraine với sự cứng rắn giờ chót của Kiev

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việc Ukraine vạch rõ ’lằn ranh đỏ’ liên quan hòa đàm Nga-Ukraine được cho sẽ tác động tới tiến trình vận động ngoại giao để hai bên ngồi vào bàn đàm phán cũng như những nội dung có thể được thỏa hiệp sau đó.
Câu hỏi về hòa đàm Nga-Ukraine với sự cứng rắn giờ chót của Kiev
Một tòa nhà ở Ukraine bị phá hủy do giao tranh. Ảnh: WALL STREET JOURNAL

Không lâu trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm bàn chấm dứt xung đột Nga-Ukraine, chính quyền Kiev đã vạch rõ “lằn ranh đỏ” liên quan hòa đàm.

Theo đó, trong cuộc phỏng vấn với đài RBC-Ukraine công bố ngày 17-3, Ngoại trưởng Ukraine - ông Andrii Sybiha đã nêu ra ba điều kiện tiên quyết cho các cuộc hòa đàm Nga-Ukraine, và theo ông đó là những điều cơ bản không thể thương lượng.

"Lằn ranh đỏ" về lãnh thổ của Ukraine

Điều kiện thứ nhất là sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine. Ngoại trưởng Sybiha nhắc lại Kiev sẽ không bao giờ công nhận các vùng lãnh thổ của Ukraine do Nga kiểm soát và tuyên bố sáp nhập là một phần của Nga.

Trên bề mặt, có thể thấy tuyên bố cứng rắn của Kiev khoét sâu hơn khác biệt trong quan điểm giữa Nga và Ukraine và làm phức tạp thêm tiến trình vận động ngoại giao để hai bên ngồi vào bàn đàm phán.

Lý do là vì Nga luôn muốn Ukraine từ bỏ toàn bộ bốn tỉnh của Ukraine mà Nga đã tuyên bố sáp nhập năm 2022, gồm Luhansk, Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson. Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nhắc lại quan điểm này, đồng thời khẳng định Nga ủng hộ đề xuất ngừng bắn trong 30 ngày mà Mỹ đề xuất, vốn đã được Ukraine đồng ý trước đó.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng cần phải hiểu quan điểm của các bên về định nghĩa “nhượng bộ lãnh thổ” và mức độ chấp nhận của các bên về mặt lãnh thổ tới đâu.

Ông George Barros, chuyên gia tại viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ, cho rằng cụm từ “nhượng bộ lãnh thổ” có ý nghĩa khác nhau đối với các bên và việc làm rõ ý nghĩa cụm từ này của các bên là chìa khóa để hiểu các lập trường đàm phán đối lập và hóa giải những căng thẳng xung quanh các cuộc đàm phán hòa bình.

Trong khi Moscow vừa muốn kiểm soát toàn bộ bốn tỉnh Ukraine vừa tìm kiếm sự công nhận hợp pháp từ Ukraine và Mỹ rằng các vùng lãnh thổ này thuộc về Nga, lập trường của Ukraine dường như đã mềm mỏng hơn về vấn đề lãnh thổ.

Trong những năm đầu của cuộc chiến, Ukraine khẳng định sẽ không đàm phán nếu không khôi phục hoàn toàn lãnh thổ có chủ quyền của Ukraine, nghĩa là khôi phục biên giới Ukraine trước năm 2014, trước khi Nga giành bán đảo Crimea.

Tuy nhiên, lập trường này đã dịu đi trong những tháng gần đây khi Ukraine chịu nhiều tổn thất, mất thêm nhiều đất và Mỹ tăng cường gây sức ép buộc Ukraine phải nhanh chóng đạt được giải pháp hòa bình, theo tờ Kyiv Independent.

Ukraine hiện đang ra tín hiệu rằng nước này có thể chấp nhận việc Nga kiểm soát tạm thời các khu vực mà Nga đang chiếm giữ nhưng cũng khẳng định rằng nước này vẫn sẽ giữ nguyên các yêu sách hợp pháp đối với các khu vực đó và không công nhận các khu vực mà Nga giành được là của Nga.

Đối với Mỹ, chuyên gia Barros cho rằng hiện chưa rõ Wahsington có quan điểm như thế nào về việc Ukraine “nhượng bộ lãnh thổ”, dù chính quyền Tổng thống Donald Trump gọi việc Ukraine muốn quay lại biên giới năm 2014 là điều phi thực tế.

Theo ông Barros, đối với Mỹ, có một mô hình nguyên tắc về cách giải quyết các cuộc chiến tranh là không công nhận lãnh thổ bị chiếm đóng. Ví dụ, Mỹ chưa bao giờ chính thức công nhận việc Liên Xô chiếm đóng các quốc gia vùng Baltic vào năm 1940.

Ông Barros cho rằng Mỹ có thể làm theo khuôn mẫu này, rằng sẽ chấp nhận Nga tiếp tục kiểm soát lãnh thổ Ukraine mà không công nhận về mặt pháp lý, nhưng hiện Mỹ chưa công khai khẳng định có áp dụng cách này hay không.

Vấn đề Ukraine gia nhập NATO và hạn chế quân đội

Điều kiện tiên quyết thứ hai mà Ngoại trưởng Sybiha đưa ra là quyền của Ukraine trong việc lựa chọn liên minh. Ông Sybiha nhấn mạnh rằng không quốc gia nào được phủ quyết nguyện vọng của Ukraine về gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU).

Kiev chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 9-2022 và đến năm 2024, liên minh này tuyên bố con đường trở thành thành viên của Ukraine là "không thể đảo ngược", dù chưa đưa ra lời mời chính thức nào cho Ukraine.

Lính Ukraine ở mặt trận Donetsk hồi tháng 2. Ảnh: NEW YORK TIMES

Về phần mình, điều kiện tiên quyết của Nga để đàm phán hòa bình là Ukraine không gia nhập liên minh quân sự này. Tháng trước, khi được hỏi cần đưa ra những nhượng bộ nào để kết thúc xung đột tại Ukraine, Tổng thống Trump đã nhắc lại quan điểm của Nga rằng rằng việc Ukraine muốn trở thành một phần của NATO khiến chiến sự bùng phát và khẳng định Kiev “hãy quên NATO đi”.

Trái với viễn cảnh Ukraine vào NATO, Nga cởi mở hơn với kịch bản Ukraine trở thành thành viên EU, dù đây dường như không phải là điều Nga mong muốn. Nga cho rằng việc Ukraine vào EU sẽ ít gây ra mối lo ngại về an ninh hơn và Nga không muốn cản đường quá trình hội nhập và hội nhập kinh tế của bất kỳ quốc gia nào.

Điều kiện cuối cùng mà Ngoại trưởng Ukraine đưa ra là khả năng tự vệ của Ukraine phải không bị hạn chế, nghĩa là không thể có bất kỳ hạn chế nào đối với quân đội Ukraine.

Đây dường như là phản hồi trước yêu cầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần trước, khi ông yêu cầu trong 30 ngày ngừng bắn (nếu có), Ukraine phải ngừng huy động và huấn luyện, cũng như không được nhận viện trợ quân sự từ phương Tây.

Đây cũng là một điểm nghẽn trong quá trình đàm phán khi giới chuyên gia cho rằng nếu bị hạn chế về lực lượng, Ukraine sẽ trở nên yếu đuối, không có khả năng tự vệ trước áp lực của Nga và do đó càng “lép vế” hơn trên bàn đàm phán.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15556
  1. Tổng thống Putin bất ngờ đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine tại Istanbul
  2. Ông Trump gửi thông điệp mạnh tới hai ông Putin, Zelensky
  3. Lệnh ngừng bắn có hiệu lực, các thành phố Ukraine yên tĩnh
  4. Ukraine mong muốn ngừng bắn 30 ngày
  5. Quân đội Nga tấn công, phá hủy HIMARS của Ukraine
  6. Ukraine tập kích UAV vào Moskva, Nga đóng cửa 3 sân bay
  7. Tổng thống Trump lên tiếng về lệnh ngừng bắn dịp Ngày Chiến thắng của Nga
  8. Tổng thống Trump tiết lộ “lằn ranh đỏ” trong nỗ lực thúc đẩy hòa bình ở Ukraine
  9. Ukraine có thể nhận được 1,8 triệu quả đạn vào cuối năm nay
  10. Tổng thống Zelensky: Nếu Ukraine mạnh mẽ, chiến tranh sẽ kết thúc
  11. Ông Zelensky họp báo kín, nhắc các vấn đề liên quan Nga, NATO, Mỹ
  12. “Bước ngoặt” của Mỹ về hòa giải cho cuộc xung đột Nga - Ukraine
  13. Mỹ chuẩn bị lệnh trừng phạt Nga vì Ukraine
  14. Chính quyền Trump sẵn sàng dành thêm 100 ngày để thúc đẩy hòa bình Nga-Ukraine
  15. Mỹ thôi vai trò trung gian, yêu cầu Nga-Ukraine tự đàm phán trực tiếp
  16. Nga vạch rõ Mỹ không thể ký thỏa thuận hòa bình hộ Ukraine
  17. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố “đang cứu Ukraine”, Nga khẳng định nhiều lần đề nghị đàm phán trực tiếp
  18. Nga “gia tăng khoảng cách” với Ukraine về chi tiêu quân sự
  19. Mỹ nói Ukraine sẽ không giành chiến thắng, Nga cảnh báo tin giả về hòa đàm
  20. Ukraine nói “phá kỷ lục” hạ 11 tên lửa hành trình Nga trong chưa đầy 2 phút
  21. Binh lính Ukraine tiết lộ chiến trường khốc liệt phía sau các cuộc đàm phán
  22. Nga phóng gần 150 máy bay không người lái tấn công Ukraine
Video và Bài nổi bật