Châu Á tổn thất lớn do căng thẳng Mỹ - Trung Quốc

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trả lời phỏng vấn Báo Nikkei Asia, quan chức cấp cao của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Krishna Srinivasan cảnh báo một thế giới bị chia rẽ bởi căng thẳng Mỹ - Trung Quốc có thể gây ra hậu quả kinh tế đáng kể cho châu Á.
Châu Á tổn thất lớn do căng thẳng Mỹ - Trung Quốc
Hoạt động ở một cảng container tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Nhiều yếu tố tác động

Trung Quốc và Mỹ đóng góp 42% nền kinh tế toàn cầu. Căng thẳng giữa 2 quốc gia đã tăng từ năm 2017 trên nhiều lĩnh vực. Theo dự đoán của IMF, chỉ riêng các loại thuế quan đã làm giảm 0,4% GDP toàn cầu trong năm 2022 và đó là một tác động khá lớn. Theo ông Srinivasan, đã có rất nhiều ồn ào xung quanh việc đánh thuế, các hàng rào phi thuế quan và căng thẳng lại càng gia tăng do cuộc xung đột ở Ukraine.

Căng thẳng thương mại gia tăng, không chỉ Trung Quốc và Mỹ mà toàn châu Á cũng bị thiệt hại về kinh tế, bởi khu vực này hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và có mức độ tiếp xúc thương mại đáng kể với hai nước. Trong trường hợp thế giới bị chia rẽ nặng nề dựa trên lập trường của các nước đối với cuộc xung đột ở Ukraine, GDP châu Á có thể sẽ bị giảm 3%-4% do sụt giảm thương mại. Nhật Bản và Hàn Quốc, 2 quốc gia có khối lượng xuất khẩu sang Trung Quốc rất lớn, sẽ bị ảnh hưởng. Các thành viên ASEAN như Việt Nam và Campuchia cũng có thể chịu tác động mạnh mẽ.

Khi xung đột tại Ukraine tiếp diễn, nguy cơ chia rẽ địa chính trị ngày càng rõ ràng. Do châu Á hưởng lợi đáng kể từ quá trình toàn cầu hóa và tự do thương mại, nên khu vực này sẽ chịu tác động nhiều hơn từ trung hạn đến dài hạn khi sự chia rẽ ngày càng sâu sắc. Ngoài ra, đã có sự gia tăng nợ trong tất cả lĩnh vực ở châu Á từ chính phủ, hộ dân đến doanh nghiệp, do hậu quả của đại dịch Covid-19. Tỷ lệ nợ toàn cầu của châu Á trong tất cả lĩnh vực đã tăng từ 25% trước đại dịch Covid-19 lên 38% sau đại dịch. Tương tự, lạm phát cũng đang tăng tại phần lớn châu Á, dù không cao như những khu vực khác. Theo IMF, các ngân hàng trung ương nên giải quyết vấn đề lạm phát ngay lập tức, tránh việc thay đổi kỳ vọng lạm phát gây mất uy tín của ngân hàng trung ương.

Phụ thuộc vào Trung Quốc, Ấn Độ

IMF đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2023 lên 5,2%, từ mức 4,4% trong tháng 10-2022, và hiện đưa ra mức dự báo 4,5% cho năm 2024. Theo dự đoán của tổ chức này, mỗi 1% gia tăng trong tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ kéo theo mức tăng 0,3% trong tốc độ tăng trưởng của các nước châu Á khác trong trung hạn. Tăng trưởng mạnh ở Trung Quốc sẽ dẫn tới hiệu ứng lan tỏa tích cực đến phần còn lại của khu vực. Những quốc gia xuất khẩu thành phẩm và hàng tiêu dùng lâu bền tới Trung Quốc sẽ được hưởng lợi lớn nhất. Campuchia, Việt Nam, Nhật Bản - những quốc gia thu hút nhiều du khách Trung Quốc, cũng sẽ có khả năng được hưởng lợi.

Tuy nhiên, IMF đã điều chỉnh và giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong trung hạn xuống dưới 4%, do cải cách cơ cấu diễn ra rất chậm. Điều này ảnh hưởng đến châu Á, nơi động lực tăng trưởng trong trung hạn sẽ phụ thuộc vào mức độ Trung Quốc thực hiện các cải cách nhằm thúc đẩy tăng trưởng dài hạn, cũng như việc liệu các nền kinh tế lớn khác như Ấn Độ có thể duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh như những năm gần đây hay không.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật