Ngày 10/2, Công an TP.Bắc Giang đang tạm giữ đối tượng H.V.D. (SN 1972 ở xã Tân Mỹ, TP.Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) để điều tra về hành vi “dâm ô trẻ em”.
Trước đó, chị V. (ở Bắc Giang) đến cơ quan công an trình báo về việc con gái mình là cháu T. (SN 2015) bị người hàng xóm sát vách là H.V.D. đụng chạm vào một số bộ phận nhạy cảm trên cơ thể.
Qua điều tra, cơ quan chức năng phát hiện, đối tượng D. còn khoan 1 lỗ nhỏ để nhìn sang phòng tắm nhà cháu T.
Trước sự việc trên, nhiều độc giả thắc mắc, hành vi khoan tường nhìn trộm vậy đối tượng sẽ bị xử lý thế nào? Hay các trường hợp đặt camera quaּy léּn có bị xử lý không?
Trả lời thắc mắc của độc giả, luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa – Giám đốc Công ty Hệ thống Pháp lý Luật sư X cho biết, tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình”.
Theo luật sư Nghĩa, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được Pháp Luật bảo vệ. Mọi cá nhân đều có quyền được bảo vệ đời sống riêng tư của mình. Theo đó, mọi hành vi xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được sự đồng ý của người đó, nếu không đều được coi là hành vi vi phạm.
Luật sư Nghĩa cho hay, tuỳ thuộc vào mục đích, mức độ của hành vi, người có hành vi khoan tường nhìn trộm sang nhà hàng xóm như vậy có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý Hình Sự.
“Trong trường hợp trên, đối tượng T. có thể bị xử phạt hành chính với hành vi dâm ô trẻ em. Trường hợp dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm Hình Sự thì có thể bị phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Luật sư Nghĩa phân tích, giả sử, trong trường hợp này có dấu hiệu tội phạm, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho bé T. thì ông D. còn bị truy cứu trách nhiệm Hình Sự vì tội dâm ô trẻ em dưới 16 tuổi theo quy định tại điều 146 Bộ luật Hình Sự 2015 với mức xử phạt có thể lên tới 12 năm tù giam.
Đối với các trường hợp đặt camera quaּy léּn, luật sư Nghĩa cho biết, hành vi này cũng xâm phạm đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân. Tùy vào từng mục đích, mức độ vi phạm, người có hành vi đặt camera quaּy léּn sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý Hình Sự.
Tuy nhiên, nếu đặt camera quaּy léּn và phát tán clip, video quaּy léּn của người khác lên mạng xã hội thì sẽ vi phạm thêm vào quyền cá nhân đối với hình ảnh của họ, và chưa được sự đồng ý của họ mà phát tán lên là vi phạm Pháp Luật nghiêm trọng hơn.
Giám đốc Công ty Hệ thống Pháp lý Luật sư X cũng cho biết thêm, căn cứ theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình Sự 2015 về “Tội làm nhục người khác” quy định.
Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Phạm tội 2 lần trở lên; Đối với 2 người trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Đối với người đang thi hành công vụ; Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm:
“Người có hành vi quaּy léּn mà còn phát tán các hình ảnh riêng tư, bí mật cá nhân đó nhằm mục đích hạ thấp danh dự người khác thì có dấu hiệu của tội Làm nhục người khác sẽ bị xử lý theo quy định trên”, luật sư Nghĩa nói.