Ukraine lo sợ “cú đâm sau lưng” của phương Tây vào mùa Đông này

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chính phủ Ukraine lo sợ họ sẽ phải hứng chịu ’cú đâm sau lưng’ của phương Tây vào mùa Đông này khi EU đối mặt với khó khăn về năng lượng.
Ukraine lo sợ “cú đâm sau lưng” của phương Tây vào mùa Đông này
Châu Âu trong tình thế khó khăn có thể thực hiện “cú đâm sau lưng“ Ukraine vào mùa Đông này, nhà báo Simon Tisdall của ấn phẩm Anh The Guardian đã viết về điều này.

Mục tiêu của tập thể phương Tây đối với cuộc khủng hoảng Ukraine là đẩy lùi Quân đội Nga và đạt được một chiến thắng toàn cầu của nền dân chủ trước "thế lực bóng tối". Điều này đã được Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố vào tháng 3/2022 tại Warsaw (Ba Lan).

Sau đó lời nói của ông Biden đã được các nhà chức trách Anh và ban lãnh đạo các nước EU ủng hộ. Tuy nhiên, những nghi ngờ hiện đang bùng lên: phương Tây có thực sự muốn những gì Tổng thống Mỹ nói hay không?

Theo nhà báo Tisdall, châu Âu ngày càng lo ngại về cuộc khủng hoảng năng lượng, chứ không phải ý định của Kyiv để giành chiến thắng trong cuộc xung đột dự kiến sẽ kéo dài tới vài năm.

Tác giả bài viết trên tờ Guardian nhấn mạnh: “Bây giờ xuất hiện một câu hỏi khó chịu, thậm chí gây rắc rối: Liệu người Ukraine có nên chuẩn bị cho một "cú đâm sau lưng" vào mùa Đông này hay không"?

"Sự phẫn nộ của công chúng về cuộc xung đột đang nhường chỗ cho sự lo lắng đi kèm hoảng loạn, với những tác dụng phụ đáng lo ngại về giá năng lượng, thực phẩm và chi phí sinh hoạt".

"Điều này làm dấy lên nghi ngờ về khả năng phục hồi của phương Tây. Sẽ mất bao lâu trước khi khối liên minh của châu Âu vốn đã lung lay sẽ sụp đổ nếu van khí đốt của Nga cuối cùng bị tắt"?

Vào tháng 3/2022, bài phát biểu của Tổng thống Biden đã được cựu Thủ tướng AnhBoris Johnson ủng hộ. Tuy nhiên, ông Johnson đã mơ hồ khi nói về triển vọng hỗ trợ, nhà phân tích của tờ Guardian nói.

Ngoài ra, ông Johnson còn phóng đại khả năng gây áp lực lên Moskva của London. Những lời hứa tương tự cũng được các chính trị gia lỗi lạc khác ở châu Âu đưa ra, nhưng lời nói của họ không mang lại kết quả gì.

“Vào tháng 4/2022, Ngoại trưởng Anh Liz Truss đã tự cho phép mình ảo tưởng hơn về những lời hứa quá mức, khi yêu cầu Nga rút khỏi bán đảo Crimea và lui về đường biên giới đã tồn tại trước năm 2014".

Bà Truss - ứng viên sáng giá nhất cho vị trí kế nhiệm ông Boris Johnson đã nói: "Chúng tôi sẽ tiếp tục tiến xa hơn và nhanh hơn để đẩy Nga ra khỏi toàn bộ đất nước Ukraine. Nhưng chúng ta là ai", nhà báo Tisdall thắc mắc.

Theo ý kiến của ông Tisdall, trên thực tế, Mỹ vẫn lo ngại khả năng xảy ra chiến tranh toàn diện với Nga. Đồng thời London đang “núp bóng Washington và từ chối chiến đấu”.

Các quốc gia châu Âu khác cũng làm như vậy, bao gồm Đức, Pháp và Ý. Trong khi đó, các lực lượng vũ trang của Ukraine đang phải đối mặt với sự tiêu hao và dần rút lui, trong khi châu Âu đang ngày càng phải hứng chịu hậu quả từ cuộc chiến kinh tế khốc liệt với Nga.

Tác giả tin chắc rằng đến một lúc nào đó, Liên minh châu Âu có thể buộc Ukraine phải ký một thỏa thuận hòa bình với Nga, theo các điều khoản của Moskva.

Tuy vậy cần lưu ý đây chỉ là ý kiến cá nhân của một nhà báo người Anh, còn các nhà lãnh đạo phương Tây trong những lời phát biểu chính thức vẫn tự tin cho rằng các biện pháp trừng phạt đang phát huy tác dụng tốt và sẽ sớm buộc Nga phải đầu hàng khi đối diện tình trạng kiệt quệ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật