Một hợp tác xã ở Hà Tĩnh bán được 7.000 lít mật ong trong dịch Covid-19, thu 3 tỷ đồng nhờ cách này

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tích cực chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tăng cường bán hàng trên sàn thương mại điện tử, nhiều hợp tác xã đã vượt qua khó khăn do dịch Covid-19.
Một hợp tác xã ở Hà Tĩnh bán được 7.000 lít mật ong trong dịch Covid-19, thu 3 tỷ đồng nhờ cách này
Ông Lê Văn Việt (trái), Giám đốc HTX thủy sản Xuyên Việt (Gia Lộc, Hải Dương) giới thiệu với đoàn công tác của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) về mô hình nuôi cá

Vượt khó trong dịch nhờ… chuyển đổi số

Ông Nguyễn Văn Cường - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Mật ong Cường Nga (Hà Tĩnh), cho biết, với tiềm năng, lợi thế từ đàn ong bản địa lớn, hàng năm cho năng suất mật cao, đến cuối năm 2019, sản phẩm Mật ong Cường Nga đã được đánh giá sản phẩm OCOP 3 sao.

"Mặc dù dịch bệnh phức tạp nhưng bằng việc ứng dụng nông nghiệp thông minh, đặc biệt là tham gia kết nối thương mại điện tử nông sản trên Cổng Blockchain chuyển đổi số HTX nông nghiệp, việc kết nối giao thương của HTX vẫn diễn ra thuận lợi thông qua hình thức bán hàng trực tuyến, qua đó tiêu thụ được hơn 7.000 lít mật ong, thu về khoảng 3 tỷ đồng"- ông Nguyễn Văn Cường cho hay.

Theo thống kê của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, hiện có 18.000 HTX trên cả nước, song HTX nhiều lắm thì đến 200 thành viên, còn một nửa số này có số thành viên dưới 30.

Để giải quyết vấn đề vốn và công nghệ, ông Thịnh cho rằng các HTX nhỏ cần tự liên kết với nhau.

 Trong khi đó, HTX Rau quả sạch Chúc Sơn là một trong số ít HTX ở Hà Nội tiên phong trong việc phát triển chuỗi thực phẩm sạch gắn với nông nghiệp thông minh và chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Hiện, HTX Rau quả sạch Chúc Sơn đã ứng dụng Công nghệ 4.0 eGap & eGap.vn, iMetos của Liên hiệp HTX Kinh tế số Việt Nam nhằm phục vụ chuyển đổi số trong hệ thống HTX với các giải pháp đồng bộ như nhật ký điện tử, hệ thống quản lý sản xuất bằng điện thoại thông minh, hệ thống camera giám sát đồng ruộng, tem truy xuất nguồn gốc QR code gắn với bộ nhận diện nhãn hiệu HTX Rau quả sạch Chúc Sơn.

Tương tự, ông Nguyễn Tri Sáu - Giám đốc HTX cà phê Sáu Nhung (tỉnh Kon Tum) cho biết, ngoài phương án bán hàng thông thường, HTX còn triển khai bán qua sàn thương mại điện tử. Tiến tới, HTX sẽ tích cực số hóa từ khâu sản xuất, thu hoạch, tới chế biến sau thu hoạch.

Đại diện HTX Nông nghiệp hữu cơ an toàn FAOs (tỉnh Gia Lai) chia sẻ, HTX đã đẩy mạnh phát triển liên kết theo chuỗi giá trị với bà con nông dân ở địa phương theo cách thức HTX đứng ra thu mua, sơ chế, chế biến… Trong 3 tháng vừa qua, HTX đã tiêu thụ được 50 tấn bơ, 100 tấn nông sản các loại (khoai lang, sầu riêng…).

Ông Vũ Hồ Vũ - Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Đầu tư Digital Kingdom (DGK) cho biết, nhiều HTX đã ứng dụng công nghệ Blockchain của công ty để truy xuất nguồn gốc. 

Hiện 59 Chi cục Phát triển nông thôn, 160 cán bộ địa phương, và hơn 600 cán bộ HTX đã sử dụng công nghệ này. Nhờ việc chuyển đổi số này, hơn 2.500 tấn sầu riêng, 100 tấn khoai lang, 80 tấn bưởi, 200 tấn xoài, chôm chôm, vải… được hỗ trợ tiêu thụ. Tổng giá trị đơn hàng lên tới hơn 300 tỷ đồng.

Hoàn thiện nguyên liệu theo nhu cầu doanh nghiệp

Ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) cho rằng trong bối cảnh mới của kinh tế, xã hội cũng như thị trường trong nước, thế giới, các HTX cần phải chủ động thích ứng bằng nhiều giải pháp. 

Thứ nhất là đầu tư cho nguồn nhân lực; Thứ hai là nâng cao tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, tích hợp đa giá trị, thực hiện kinh tế nông nghiệp tuần hoàn. Thứ ba là đổi mới tư duy trong kinh doanh và liên kết...

"Thứ tư, trong quá trình chuyển đổi, phát triển, các HTX cũng cần thay đổi tư duy trong liên kết với các doanh nghiệp đầu ra, cần phải tăng tính cam kết, chia sẻ giữa HTX và các doanh nghiệp đầu vào, đầu ra. Đặc biệt, rất cần những hợp tác cụ thể, không chỉ là câu chuyện bán hàng mà còn là sự hỗ trợ, tương tác của hai bên trong việc xử lý vốn, xử lý công nghệ…"- ông Lê Đức Thịnh nhấn mạnh.

Theo ông Thịnh, HTX không nên đi vào công đoạn lớn, nhiều rủi ro như thương mại hay chế biến sâu. Điều cần làm là tập trung sơ chế, hoàn thiện nguyên liệu cho doanh nghiệp thu mua đầu vào.

"Một trong những câu hỏi chúng tôi nhận được nhiều nhất là không đủ vốn, không đủ công nghệ. Cần xác định là HTX có nguyên liệu, không có HTX thì doanh nghiệp không hoạt động được. HTX có thể yêu cầu doanh nghiệp đầu tư về công nghệ, có thể được chia sẻ vốn, máy móc"- ông Thịnh nhấn mạnh. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật