Sài Gòn từng có 1 nhà thờ Tổ được nghệ sĩ chân chính góp công xây dựng

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhắc đến nhà thờ Tổ, nhiều người thường nghĩ đến công trình trăm tỷ nghệ sĩ Hoài Linh đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, thực chất Sài Gòn từng có một nhà thờ Tổ khác.
Sài Gòn từng có 1 nhà thờ Tổ được nghệ sĩ chân chính góp công xây dựng
Nơi này từng là nhà thờ Tổ của giới nghệ sĩ. (Ảnh: Vietnamnet)

Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, ngày 12/8 âm lịch hằng năm là một ngày đặc biệt quan trọng vì đây được xem như dịp để tri ân Tổ nghề, luôn được tổ chức long trọng, hoành tráng. Những năm gần đây, nhắc đến nhà thờ Tổ, nhiều người sẽ nhớ đến công trình trăm tỷ do NSƯT Hoài Linh xây dựng vào tháng 9/2016. Tuy nhiên trước đó, từng có một nhà thờ Tổ khác được các nghệ sĩ vô cùng trân trọng tạo dựng nên. 

Từng có một nhà thờ Tổ sân khấu được toàn thể nghệ sĩ hướng về

Trước khi có cái tên Nhà Truyền thống Sân khấu như hiện tại, 133 Cô Bắc, Quận 1, TP.HCM từng là địa chỉ nhà thờ Tổ của nghệ sĩ. Thời điểm còn hoạt động, hàng năm vào ngày giỗ Tổ sân khấu, không khí nơi đây vô cùng rộn rã, náo nhiệt. 

Trong ngày lễ quan trọng, tầng 1 của ngôi nhà sẽ quy tụ các nghệ sĩ cao niên, tên tuổi hát bội, cải lương, kịch nói của các đoàn ngồi đông đúc, trang nghiêm. Trên bàn thờ Tổ, liễn, phướn uy nghi được trang hoàng giống như dựng rạp cúng tế ngày xưa. 


NSND Đình Bằng thắp hương cho những nghệ sĩ quá cố. (Ảnh: Báo )

Lễ bắt đầu với màn tế lễ múa hát bội Tứ thiên vương đúng với tính chất diễn xướng của sân khấu. Tế lễ diễn ra uy nghiêm, màu sắc. Ở chánh tế, các nghệ sĩ cao niên cùng nhau làm tế lễ đóng nén nhang đầu tiên để dâng Tổ. Sau đó, hình thức cúng Tổ được thể hiện khi các nghệ sĩ hát, diễn vài bài, trích đoạn trước bàn thờ Tổ.


Cố NSND Phùng Há thắp hương trong ngày giỗ Tổ truyền thống sân khấu Việt Nam năm 1998. (Ảnh: Báo )

Hoàn thành các nghi thức trên, những nghệ sĩ, quan khách xuống tầng dưới để cùng nhau ăn uống, hát hò, trò chuyện. Nhờ đó, không chỉ có sự trang trọng, uy nghiêm, đây còn là dịp để mọi người gặp gỡ tạo nên không khí hào hứng ngày giỗ Tổ. Có thể nói, thời điểm ấy nhà thờ Tổ này là nơi được toàn thể giới nghệ sĩ hướng về, cũng là nơi tổ chức lễ giỗ Tổ lớn nhất, đặc sắc nhất được các nghệ sĩ lẫn khán giả chờ mong. 


Các nghệ sĩ từng đến đây để hội tụ ngày giỗ Tổ. (Ảnh: Báo )

Đây cũng là nơi đặt bàn thờ Tổ, tri ân, nhớ công ơn của những tiền nhân đã khai sáng nghề này, là trụ sở của Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu - Tương Tế ở số 133 đường Cô Bắc Sài Gòn. Từ năm 1948, nơi này trở thành điểm để cúng Tổ. 

Nhà thờ Tổ đổi tên, biến thành quán cà phê máy lạnh

Năm 2019, NSƯT Nam Hùng từng bày tỏ sự thắc mắc khi nhà thờ Tổ trang nghiêm khi xưa lại được một đơn vị kinh doanh thuê và trở thành quán cà phê. Ông nêu quan điểm: “Nhà thờ Tổ nghề tại địa chỉ 133 Cô Bắc, quận 1, TP.HCM là của tất cả anh em nghệ sĩ. Ngày xưa, các nghệ sĩ cùng mượn tiền mua ngôi nhà để làm nhà thờ Tổ. Sau một thời gian, anh em nghệ sĩ cùng chung tay đóng góp và đã trả xong nợ. Đây là nơi thờ phụng Tổ nghề, Hội Sân khấu lại cho thuê nhà thờ Tổ thì tôi không đồng ý”.


Thầy Đề của Ngao Sò Ốc Hến từng không hài lòng khi nhà thờ Tổ khi xưa được mang ra cho thuê. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Trả lời vấn đề này, Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM Trần Ngọc Giàu cho biết tầng 1 của nơi này được cho thuê mỗi tháng hơn 4.000 USD (hơn 91 triệu đồng). Số tiền chủ yếu dùng để lo cho việc sinh hoạt, ăn uống của 13 nghệ sĩ ở viện dưỡng lão, đáp ứng hoạt động của ban Ái hữu. 

Nhà thờ tổ cũng đã đổi tên thành Nhà Truyền thống Sân khấu. Nhà thờ Tổ ngày nào giờ cũng chỉ còn là phòng thờ Tổ nằm ở tầng trên cùng của tòa nhà. Lễ giỗ Tổ sân khấu ở đây đã không còn được như xưa. Nghệ sĩ Bạch Lựu cũng từng ngậm ngùi khi nhắc về nơi này: “Bây giờ nhà thờ Tổ được đổi lại là nhà truyền thống. Cái chính danh đã mất thì tất cả đều tan biến theo… Buồn quá!


Tầng 1 của nơi này đã thành địa điểm kinh doanh quán cà phê. (Ảnh: Foursquare)

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật