Đây là lý do khiến lốp xe có màu đen trong khi cao su ban đầu lại màu trắng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nguyên liệu chính của lốp xe là cao su có màu trắng nhưng lại hóa đen khi thành lốp xe, thực ra đều có lý do cả.
Đây là lý do khiến lốp xe có màu đen trong khi cao su ban đầu lại màu trắng
Ảnh minh họa

Chuyện là thế này! Vào những năm 1888, John Boyd Dunlop phát minh ra lốp xe có khí nén bên trong. Nhưng lúc đầu mới chỉ là lốp cho xe đạp, sau khoảng 2 năm sau công ty của Dunlop mới chế tạo ra lốp dành cho ôtô.

Ban đầu những chiếc lốp được làm từ cao su nguyên chất nên có màu trắng, cũng vì mới ở thời kỳ sơ khai nên nó xuất hiện rất nhiều nhược điểm.

Cao su nguyên chất nhanh bị mòn đi và không chịu được lực ma sát lớn khi chạy nhanh, dễ bị chai cứng và rách.

Phải đến năm 1915, các nhà khoa học mới tìm ra loại chất giúp tăng độ bền cho lốp, đó là bột than (carbon black).

Khi được pha theo tỉ lệ khoảng 30% với cao su để tạo ra lốp, lúc này lốp xe sẽ tăng độ bền lên rất nhiều và cũng chính loại bột than này làm lốp chuyển từ màu trắng sang đen.

Khoảng 35 năm sau, người ta còn tạo ra cho lốp các màu sắc khác như đỏ, xanh, hồng... So với lốp đen, lốp có màu tươi sáng được người dùng chú ý hơn vì nó bắt mắt.

Tuy nhiên, những chiếc lốp không phải màu đen bắt đầu lộ ra điểm yếu là nhanh xuống cấp sau một thời gian sử dụng.

Nguyên nhân đến từ tia hồng ngoại và các chất ở tầng ozone phản ứng hóa học với lốp có màu sặc sỡ, làm thay đổi tính chất hóa học của lốp. Thế là những chiếc lốp có màu sặc sỡ nhanh chóng bị lãng quên.

Thế là từ đó đến nay lốp xe đã có màu đen mà không phải là một màu sắc nào khác.

Mình thấy có sự trùng hợp này cũng rất hay, là lốp xe thì lăn trên đường nên bị bẩn là điều tất nhiên, màu đen của lốp cũng giúp các vết bẩn khó bị thấy hơn từ đó nhìn chiếc xe cũng sạch hơn. Nếu mà là màu gì đó nổi bật thì có vẻ là khó nhìn đấy.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật