Vì sao có hiện tượng bóng đè, mộng du, nói mớ khi ngủ: Không chỉ là tâm linh, cả sức khỏe nữa đấy

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Có rất nhiều lý giải mang ý nghĩa tâm linh xung quanh những hiện tượng như bóng đè, mộng du… Thế nhưng, trước các vấn đề này, khoa học giải thích ra sao?
Vì sao có hiện tượng bóng đè, mộng du, nói mớ khi ngủ: Không chỉ là tâm linh, cả sức khỏe nữa đấy
Ảnh minh họa

Bóng đè

Hiện tượng bóng đè thường xảy ra khi chúng ta ngủ. Đó là cảm giác c‌ơ th‌ể có ý thức nhưng tứ chi bất động, tay chân không thể cựa quậy. Gặp phải tình trạng này, người sẽ cảm thấy như bị vật gì đó đè nặng, thấy khó thở và dễ bị hoảng sợ. Có người còn nảy sinh cảm giác ai đó nằm bên cạnh hoặc có người lởn vởn xung quanh mình. Những người duy tâm cho rằng đây là do ma quỷ trêu ghẹo.

Tuy nhiên về khía cạnh khoa học, các chuyên gia cho rằng bóng đè xảy ra khi vỏ não bị kíc‌h thí‌ch. Đó là lúc não bộ đã tỉnh nhưng các cơ thì chưa. Vì thế đã dẫn tới hiện tượng chân tay tê liệt, như bị ai giữ chặt, không thể động đậy. Các nghiên cứu cũng chỉ ra, có khoảng 7% dân số từng bị bóng đè ít nhất một lần.

Mộng du

Mộng du có thể hiểu là hiện tượng đối lập với bóng đè. Đây là tình trạng não bộ nghỉ ngơi song tứ chi lại “tỉnh táo". Khi bị mộng du, người sẽ hoạt động trong vô thức, không kiểm soát được hành vi của chính mình. Trong thời gian mộng du, bạn có thể đi loanh quanh trong nhà, ăn uống hay ra đường. Đây là trạng thái dễ gặp nguy hiểm và dễ gây nguy hiểm cho người khác. Thế nhưng, khi tỉnh lại, bạn sẽ không thể nhớ được bất kỳ điều gì đã làm.

Giới khoa học gọi hiện tượng này là “Somnambulism“. Trên thế giới chỉ có khoảng 4 – 10% từng bị mộng du ít nhất một lần, đa số đều là trẻ nhỏ. Các chuyên gia chưa có lý giải chính xác về hiện tượng này. Song, nguyên nhân phán đoán được cho có liên quan tới sóng não.

Người bị mộng du khi tỉnh lại sẽ không nhớ những gì mình đã làm.

Nói mớ

Rất nhiều người từng gặp phải tình trạng nói mớ khi ngủ. Đây là tình trạng không gây nguy hại về mặt thể chất lẫn tâm lý song cũng có không ít người lo ngại. Chứng nói mớ được gọi là “Somniloquy" (Sleep-talking), thường xảy ra ở trẻ em hoặc nam giới trưởng thành.

Từ góc độ khoa học, lý do được đưa ra có liên quan tới căng thẳng, stress. Người thiếu ngủ hoặc khi bị ốm, sốt cao,…sẽ thường phát sinh hiện tượng nói mớ. Sau khi tỉnh dậy, chúng ta sẽ không nhớ được bản thân đã nói những gì.

Trẻ nhỏ hoặc đàn ông trưởng thành thường nói mớ nhiều hơn cả. Người căng thẳng, sốt cao,…cũng dễ gặp tình trạng này.

Hiện tượng “hồn lìa khỏi xác"

Đây là hiện tượng xảy ra khi ngủ, ngồi thiền hoặc trong trạng thái mơ màng sắp ngủ. Cảm giác này khá ngắn, người gặp phải có thể thấy bản thân như phân tách làm hai. Về khía cạnh tâm linh, nhiều người tin rằng đây chính là biểu hiện cho sự tồn tại của linh hồn.

Từ góc độ nghiên cứu, các nhà khoa học nhận định có hiện tượng này nhưng chưa thể lý giải vì sao cũng như cơ chế hoạt động cốt lõi. Cũng chính vì thế, chuyên gia chưa đưa ra được cách để khắc phục cũng như áp chế tình trạng này.

Khi một người rơi vào trạng thái “hồn lìa khỏi xác", họ sẽ có cảm giác lơ lửng, bồng bềnh như bị phân tách ra thành nhiều phiên bản.

Lặp đi lặp lại một giấc mơ giống nhau

Rất nhiều trường hợp chia sẻ rằng từng nhiều lần mơ đi mơ lại về một người, một câu chuyện, sự việc giống nhau. Thời gian mơ có thể ngắt quãng hoặc liên tiếp. Thậm chí, có nhiều giấc mơ đứt đoạn nhưng khi kết nối lại tạo thành một mạch liền nhau, ghép thành câu chuyện hoàn chỉnh.

Theo lý giải của các chuyên gia tâm lý, nguyên nhân xuất phát từ việc não bộ ghi nhận những điều mà chúng ta chưa thể đạt được.

Cũng vì suy nghĩ nhiều tới những vật chưa có, điều còn thiếu, bản thân sẽ lặp đi lặp lại giấc mơ về điều đó cho tới khi có được.

Giấc mơ lặp lại là do não bộ bận tâm quá nhiều về một vấn đề, sự việc chưa thể giải quyết được trong cuộc sống.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật