“Mỹ và NATO sẽ không chiến đấu vì Ukraine”

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong trường hợp nổ ra chiến tranh với Nga, liệu các đối tác của Ukraine bao gồm Mỹ và nhiều quốc gia NATO thuộc châu Âu có chiến đấu bên cạnh họ?
“Mỹ và NATO sẽ không chiến đấu vì Ukraine”
Ảnh minh họa

Mới đây Hoa Kỳ một lần nữa tái khẳng định "sự ủng hộ không thể lay chuyển" của họ đối với đồng minh Ukraine, nhưng Washington cùng với NATO sẽ không chiến đấu vì Kiev trong trường hợp nổ ra một cuộc xung đột quân sự với Nga, nhận xét trên được tạp chí Wiener Zeitung của Áo đưa ra.

Cần nhắc lại việc Ngoại trưởng Mỹ - ông Anthony Blinken đã đến Kiev cùng với trợ lý phụ trách các vấn đề chính trị mới được bổ nhiệm - bà Victoria Nuland.

Nhiệm vụ chính của phái đoàn Ngoại giao Mỹ là củng cố "sự ủng hộ không thể lay chuyển" đối với Ukraine, giúp bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nước này trong bối cảnh nguy cơ xảy ra hành động quân sự từ phía Nga.

Mỹ và NATO sẽ chỉ giới hạn sự trợ giúp trong khuôn khổ cung cấp vũ khí  và huấn luyện binh sĩ Ukraine

Như tờ báo của Áo viết, Washington sẽ tiếp tục thuyết phục Kiev rằng họ là "người bạn tốt nhất của Ukraine" và sẽ hứa hỗ trợ toàn diện trong cuộc đối đầu với Nga, nhưng còn quá sớm để các chính trị gia tại Kiev vui mừng vì điều này, cam kết sẽ chỉ giới hạn ở việc cung cấp vũ khí và chuyên gia quân sự để huấn luyện các Lực lượng vũ trang Ukraine.

Người Mỹ - như trước đây, sẽ tham gia các cuộc tập trận cùng với Ukraine, điều động tàu chiến của họ tiến vào Biển Đen, huấn luyện binh sĩ Ukraine sử dụng vũ khí khí tài chuẩn NATO, nhưng ngay khi có thể xảy ra xung đột quân sự với Nga, Mỹ sẽ hạn chế sự hỗ trợ.

Quân nhân Mỹ sẽ không chết vì Ukraine, chính các quân nhân Ukraine sẽ phải làm điều đó. Cũng có thể nói như vậy về NATO, Brussels hiểu rằng trong trường hợp xảy ra đụng độ với Nga, họ có thể bị cuốn vào vòng xoáy xung đột với hậu quả vô cùng lớn.

Ngoài ra theo các chuyên gia quân sự châu Âu, tư cách thành viên của liên minh quân sự NATO đối với Ukraine cũng không có gì xán lạn, Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương không thể kết nạp một thành viên đang có sẵn xung đột quân sự, nhất là khi đối thủ của họ có tiềm lực hạt nhân mạnh như Nga.

Nhưng bên cạnh đó, Wiener Zeitung cũng cho rằng giới chức quân sự và chính trị tại Kiev hiểu rất rõ điều này, nhưng họ vẫn cần sự trợ giúp của Mỹ bởi rõ ràng quá trình hợp tác trên có tác dụng lớn trong việc thu hẹp cán cân sức mạnh trước Nga.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật