Từ 5/8, CSGT được phép ‘mượn’ xe, điện thoại của người tham gia giao thông

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo thông tư 65 của Bộ Công an, CSGT khi làm nhiệm vụ được huy động phương tiện giao thông, kiểm soát hoạt động vận tải đường bộ.
Từ 5/8, CSGT được phép ‘mượn’ xe, điện thoại của người tham gia giao thông
Ảnh minh họa

Ngày 19/6, Bộ Công an đã ban hành thông tư 65 về Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hính thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT).

Trong số những quy định mới đó, có những điểm mới về "Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát" mà người dân cần chú ý để phối hợp, chấp hành nghiêm chỉnh khi tham gia giao thông.

Cụ thể, 1 trong những điểm mới người dân cần lưu ý chính là quyền hạn về việc phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác của CSGT.

Theo đó, nội dung thứ 3 tại Điều 8 quy định, CSGT được:

"Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. 

Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản".

Nghĩa là, trong trường hợp cấp bách, CSGT được quyền huy động phương tiện giao thông của cá nhân đang tham gia giao thông tại thời điểm đó. 

Quy định này chính thức có hiệu lực từ ngày 5/8.

Ngoài ra, tại điều 8 cũng đưa ra một số quyền hạn khác của CSGT trong tuần tra, kiểm soát như sau:

Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của Pháp Luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của Pháp Luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của Pháp Luật.

Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm khác theo quy định của Pháp Luật.

Được trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của Pháp Luật và của Bộ Công an.

Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ách tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của Pháp Luật.

Theo Pháp Luật và

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật