Khám phá di tích người “khai sinh” danh xưng Cao Lãnh

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Di tích Mộ và Đền ông bà Đỗ Công Tường tọa lạc trên đường Lê Lợi, phường 2, TP. Cao Lãnh, là nơi lưu lại dấu ấn tiền nhân đã “khai sinh” danh xưng Cao Lãnh - thành phố trung tâm của tỉnh Đồng Tháp ngày nay.
Khám phá di tích người “khai sinh” danh xưng Cao Lãnh
Ảnh minh họa

Xem Video: Đền thờ ông, bà Đỗ Công Tường được công nhận di tích quốc gia

//

Theo sử liệu, ông Đỗ Công Tường, tự là Lãnh theo cha mẹ từ miền Trung vào Đồng Tháp vào thời Chúa Nguyễn. Lớn lên trong gia đình nho gia, ông Tường thông hiểu đạo lý, rành chữ nghĩa nên khi trưởng thành được chức sắc địa phương cử làm “Câu Đương”- thành viên phụ trách việc điều giải, dàn xếp những vụ xích mích trong dân trong làng trước khi đưa đến cửa quan. Ảnh: Cổng tam quan của Đền.

Để tỏ lòng tôn kính, tránh tên húy, người dân nên chỉ gọi là Câu Lãnh. Sau, theo thói quen phát âm đơn giản của người miền Nam, dần dần nói trại thành Cao Lãnh. Khi lập gia đình, vợ chồng tạo dựng vườn quýt. Sẵn tính giúp người, ông bà che cất lều quán cho bà con có chỗ mua bán khỏi lo mưa nắng, người dân gọi tên là chợ Câu Lãnh, nay là chợ Cao Lãnh. Ảnh: Bên ngoài gian chính của Đền.

Năm Canh Thìn (1820), Cao Lãnh gặp trận dịch chết người. Là người công đức, vợ chồng ông bỏ tiền rước thầy thuốc cứu chữa cho bá tánh, một mặt cầu khẩn cho ông bà chết thế cho dân. Sau khi khấn nguyện trong ba ngày, ông bà qua đời và dịch cũng tan biến. Mang ơn ông bà, người dân lập mộ, xây miếu thờ. Ảnh: Không gian thờ ông bà Đỗ Công Tường.

Hằng năm, vào 3 ngày (8 -10 tháng 6 âm lịch) nhân dân tổ chức lễ giỗ ông bà Đỗ Công Tường. Năm nay, Cao Lãnh chuẩn bị lễ giỗ lần thứ 200 với nhiều sự kiện văn hóa độc đáo gắn với sự kiện “Những ngày Văn hóa Cao Lãnh – Hội An”. Theo đó, trong 3 ngày 27-31.7.2020, bên cạnh các nghi lễ cổ truyền, còn có các hoạt động đặc sắc của hai địa phương Đồng Tháp, Quảng Nam, như: Đờn ca tài tử - hò Đồng Tháp, Bài chòi...thưởng thức món ăn đặc sản Ẩm thực sen, mì Quảng... Ảnh: Tượng ông bà Đỗ Công Tường thờ trong Đền.

Sau 5 lần trùng tu, xây dựng, năm 2019, công trình Mộ và Đền thờ ông bà được Bộ VHTTDL công nhận là di tích quốc gia.

Công trình Đền được xây theo kiến trúc dân gian truyền thống, như: Mái chồng mái với nhiều tầng mái lợp ngói thanh lưu ly; bờ nóc đắp nổi hình tượng lưỡng long chầu nhật; góc mái là hình rồng cách điệu hoa lá.

Cận cảnh mộ ông bà.

Hầu hết các bàn thờ đều được cẩn ốc xà cừ đề tài hoa lá, chim muông rất tinh xảo, trên các thân cột đều có câu đối bằng chữ Hán được sơn son thếp vàng... Đặc biệt, đền thờ còn lưu giữ sắc Vua Bảo Đại phong cho ông Đỗ Công Tường là “Dực Trung hưng Linh ph‌ò chi thần” vào năm 1935.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật