Điều gì xảy ra trong bộ não khi chúng ta học ngôn ngữ?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Học tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ có lợi gì cho bộ não của chúng ta về cả thể chất lẫn tinh thần? Mời bạn cùng khám phá một câu trả lời ngắn gọn về đề tài này với nhà tâm lý nổi tiếng người Anh Susan Blackmore qua bài viết của bà trên Science Focus.
Điều gì xảy ra trong bộ não khi chúng ta học ngôn ngữ?
Vùng Broca trong bộ não người. (Ảnh: Aegle physic)

Theo nhà tâm lý Susan Blackmore, khi chúng ta học ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ hoặc tiếng nước ngoài), các vùng não chuyên biệt sẽ gia tăng về kích thước và hoạt động. Trong số này có vùng Broca thuộc về bán cầu não trái, là nơi sản xuất ngôn ngữ. Khi trẻ em đang lớn được học song ngữ, cả hai ngôn ngữ sẽ được xử lý trong cùng một vùng. Nhưng với người lớn học ngôn ngữ thứ hai, vùng não sẽ phát triển là một vùng khác ở gần vùng đầu tiên.

Một số người trưởng thành học ngoại ngữ nhanh hơn những người khác. Có một nghiên cứu cho thấy các vùng não thay đổi ở người học có khác nhau: vùng Broca và vùng hồi hải mã có sự thay đổi nhiều nhất ở người học nhanh, còn ở người học chậm hơn thì chỉ có vỏ não vận động thay đổi.

Minh họa bộ não của người biết một ngôn ngữ (monolingual) và hai ngôn ngữ (bilingual). (Ảnh:quora.com).

Vùng hồi hải mã (hippocampus) là một bộ phận quan trọng của não phụ trách học tập và trí nhớ.

Có một số tác động tùy thuộc vào tiếng mẹ đẻ của người học ngôn ngữ thứ hai. Ví dụ, người Nhật không thể phân biệt hai âm "r" và "l" khi học tiếng Anh một cách dễ dàng vì trong não của họ, hai âm này kích hoạt cùng một vùng não. Trong não của người Anh thì các âm này kích hoạt các vùng não khác nhau.

Tóm lại, học một ngôn ngữ mới sẽ giúp não hoạt động tốt hơn, đem lại trí nhớ, sự sáng tạo và linh hoạt trí óc cao hơn.

Học ngoại ngữ thậm chí có thể trì hoãn sự tấn công của bệnh sa sút trí tuệ.

Theo yhoccongdong, sa sút trí tuệ (dementia) là một nhóm các triệu chứng khác nhau có ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy nghĩ và năng lực xã hội đến mức gây trở ngại trong hoạt động sống hàng ngày. Các triệu chứng sa sút trí tuệ thường gặp bao gồm: giảm trí nhớ, khó khăn trong giao tiếp, trong các việc phức tạp, trong lập kế hoạch và tổ chức công việc, không có khả năng suy luận, bị kích động, hoang tưởng, ảo giác v.v...

Nhà tâm lý Anh Susan Blackmore (Ảnh trên Facebook cá nhân).

Tác giả bài này, Susan Blackmore là một nhà tâm lý nổi tiếng người Anh, nhà văn, cây bút quen thuộc trên trang tin khoa học Science Focus uy tín của đài BBC. Bà cũng là giảng viên tự do, giáo sư thỉnh giảng đại học Plymouth của Anh. Bà lấy bằng tiến sĩ ngành cận tâm lý (các hiện tượng siêu nhiên siêu hình như ngoại cảm, thôi miên...) đại học Surrey năm 1980. Lĩnh vực nghiên cứu hiện tại của bà là ý thức, thuyết tiến hóa, thiền định. Theo Facebook của Susan, bà có hơn 60 bài báo học thuật, đóng góp cho 80 quyển sách và nhiều bài bình luận sách. Các tác phẩm của bà đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật